Theo mô tả của những cuốn sách này, người nhóm A rất cầu toàn nhưng hay lo lắng thái quá. Người nhóm B vui vẻ nhưng lập dị và ích kỷ.
Ở xứ sở mặt trời mọc, câu hỏi “Bạn thuộc nhóm gì?” có ý nghĩa hơn nhiều một câu xã giao thông thường: nó có thể là câu hỏi quan trọng nhất trong mọi việc, từ mai mối đến xin việc làm.
‘Nhóm’, theo nghĩa của người Nhật nghĩa là nhóm máu, và không một chứng cứ khoa học nào có thể bẻ gãy được quan niệm thâm căn cố đế rằng nhóm máu nói lên tất cả.
Trong năm 2008 vừa qua, 4 trong số 10 cuốn sách bán chạy nhất là nói về tác động của nhóm máu tới cá tính, theo nhà phân phối sách lớn nhất nước này, công ty Tohan. Nhà xuất bản sách Bungeisham cho biết seri sách này (mỗi cuốn nói về một nhóm máu như A, B, O, AB) đều bán được trên 5 triệu bản.
Taku Kabeya, tổng biên tập của Bungeisha, cho rằng điều hấp dẫn của những cuốn sách này là chúng mang lại sự xác nhận về chân dung mỗi người: bạn đọc sẽ khám phá ra định nghĩa về nhóm máu của mình và nó giống như thể “Vâng, đúng là tôi đấy!”.
Theo mô tả của những cuốn sách này, người nhóm A rất cầu toàn nhưng hay lo lắng thái quá. Người nhóm B vui vẻ nhưng lập dị và ích kỷ. Những người nhóm máu O ham hiểu biết, rộng lượng nhưng bướng bỉnh, và AB rất có khiếu thẩm mỹ nhưng bí ẩn và không thể dự báo được.
Tất cả những điều đó nghe có vẻ giống như lời tiên đoán, song công chúng dường như không quan tâm đến điều đó.
Thậm chí Thủ tướng Taro Aso dường như cũng coi điều đó quan trọng đến mức tiết lộ trong tiểu sử chính thức của ông trên web. Ông thuộc nhóm A, trong khi đối thủ, người lãnh đạo của đảng đối lập, ông Ichiro Ozawa thuộc nhóm B.
Ngày nay, các đặc điểm về nhóm máu có mặt trong cả các game và trên các “túi may mắn” – loại phụ trang ưa thích của phụ nữ. Một chương trình tivi thậm chí còn phát một phim hài về những phụ nữ tìm chồng theo nhóm máu.
Không dừng lại ở đó. Các cơ quan mai mối hôn nhân cung cấp những xét nghiệm tương thích nhóm máu, và một vài công ty cũng quyết định tuyển dụng dựa trên chỉ số O hay A của ứng viên. Thậm chí, trẻ em ở một vài nhà trẻ được chia để nuôi theo nhóm máu.
Và mặc dù được cảnh báo nhiều về sự vận dụng thái quá chỉ số này, song nhiều nhà tuyển dụng vẫn tiếp tục hỏi nhóm máu của ứng viên, Junichi Wadayama, một quan chức tại Bộ Y tế, Phúc lợi và Lao động cho biết.
“Ngày càng phổ biến việc hầu hết mọi người, thậm chí cả lãnh đạo các công ty, không nhận thức được rằng việc hỏi nhóm máu có thể dẫn tới những suy xét sai lầm”, Wadayama nói.
Còn ông Satoru Kikuchi, trợ lý giáo sư tâm lý tại Đại học Shinshu cho biết, nhóm máu (được quyết định bởi các protein) chẳng có liên quan gì với nhân cách.
“Đó chỉ đơn giản là một thứ khoa học giả tưởng”, ông nói. “Ý tưởng này khuyến khích mọi người đánh giá người khác qua nhóm máu, mà không cần hiểu thực hư họ ra sao. Đó giống như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc”.
Quả thực bản thân quan niệm về nhóm máu này cũng có nguồn gốc tồi tệ. Nó xuất phát từ những nhà tư tưởng phân biệt chủng tộc Đức quốc xã, và được chính quyền quân sự Nhật chấp thuận những năm 1930 để sàng lọc các binh lính tốt. Giả thuyết này đã bị gạt bỏ một năm sau đó và sự đam mê của mọi người với nó cũng nhạt dần.
Nhưng giả thuyết về nhóm máu lại hồi sinh vào những năm 1970
Theo Vnexpress