Sử dụng DNS của Google thay cho DNS của nhà mạng sẽ giúp chúng ta truy cập Web dễ dàng và an toàn hơn, nhất là đối với việc truy cập mạng xã hội Facebook. Đồng thời DNS cũng có thể ngăn chặn và cảnh báo chúng ta khi truy cập vào các trang web có mã độc (virus).
Thông thường chúng ta hay đổi DNS theo cách thủ công trên máy tính bằng cách thiết lập DNS cho từng card mạng (LAN, Wifi) hoặc sử dụng các phần mềm được viết sẵn để đổi nhanh hơn. Trên điện thoại và tablet thì việc đổi DNS thủ công phức tạp hơn trên máy tính.
Cách nhanh nhất và tiện lợi nhất là đổi DNS ngay trên modem , vì khi các thiết bị như: máy tính, điện thoại, tablet kết nối với mạng Wifi hoặc kết nối qua dây cáp (Ethernet LAN) thì modem đảm nhận luôn vai trò cấp phát các thông số (DHCP Server) để kết nối vô mạng, bao gồm địa chỉ IP v4, Subnet mark, Default Gateway, DNS Server cho các thiết kết nối vào modem.
Lưu ý: với các bạn là cách này chỉ dành cho người có quyền truy cập vào phần cấu hình của modem nhé, nếu bạn không thể tìm được username và password có quyền admin thì mình bó tay.
Hướng dẫn đổi DNS Google trên Modem (Video)
Nếu các bạn không xem được video vui lòng xem qua link http://youtu.be/oXJ-kSeXMI0
Hướng dẫn đổi DNS Google trên Modem (chi tiết, xem nếu bạn coi Video mà còn chưa rõ)
Hướng dẫn này sẽ bao gồm các yêu cầu sau:
1. Biết địa chỉ ip của modem để truy cập vào phần thiết lập của Modem (Router) thông qua trình duyệt web.
Thông thường địa chỉ ip mặc định mà các nhà sản xuất đặt cho Modem là: 192.168.1.1
Nếu địa chỉ này không truy cập được các bạn có thể kết nối vô mạng sau đó vào cmd (bấm phím Windows +R gõ cmd sau đó enter) gõ lệnh ipconfig /all và tìm thông tin trong dòng Default Gateway sau đó thử truy cập lại modem qua địa chỉ này.
Nếu bạn thấy IP của dòng Default Gateway khác với DHCP Server thì bạn cần truy cập vào IP của thiết bị đóng vai trò làmDHCP Server
Vì khi đó bạn đang được kết nối trực tiếp với thiết bị mạng đóng vai trò mở rộng mạng (LAN, WIFI) được cấu hình làm DHCP Server cấp phát địa chỉ IP ở lớp mạng riêng khác với Default Gateway đóng vai trò là Router – thiết bị giúp kết nối ra bên ngoài (thường gắn với dây mạng từ cục Converter nếu bạn sử dụng cáp quang hoặc dây cáp kiểu điện thoại bàn nếu bạn dùng ADSL).
2. Đăng nhập vô modem bằng username và password có quyền admin
Thường username mặc định là admin hoặc root, password cũng là admin, các thông tin này thường được ghi trong hướng dẫn sử dụng modem hoặc in tthông tin trên modem. Nếu không biết nữa thì các bạn nên hỏi mấy anh kỉ thuật bên nhà mạng lắp đặt modem cho bạn hoặc là kêu người quản lí mạng của bạn đổi.
3. Thiết lập DNS:
Do có nhiều hãng sản xuất modem khác nhau nên phần giao diện thiết lập cấu hình modem của mỗi hãng và mỗi dòng sản phẩm cũng có khác biệt, do đó để thiết lập được DNS các bạn nên biết và tìm các thuật ngữ sau để tìm lướt trong mục cầu hình:
+ DHCP (Server) thường nằm tron mục LAN hoặc nằm riêng: phần lớn các thiết lập thông số kết nối mạng cho các máy kết nối với modem nằm trong phần thiết lập này, bao gồm cả phần thiết lập máy chủ DNS. Các bạn phải bật chế độ DHCP Server thì mới thiết lập được các thông số này.
Nếu bạn truy cập vào modem mà DHCP Server của modem đang ở chế độ tắt (Disable) thì 99% là thiết bị bạn truy cập vào chỉ đóng vai trò là cầu nối (thiết bị mở rộng phạm vi mạng OPERATION MODE ở chế độ Bridge hoặc Repeater) đến Router.
+ DNS type:Manual thiết lập thủ công bằng cách điền địa chỉ ip máy chủ DNS bạn mong muốn. Automatically chế độ tự động sử dụng DNS của nhà mạng, nếu thiết bị kết nối đến modem (điện thoại, laptop) không đặt DNS thủ công.
– Primary DNS (DNS 1): là địa chỉ ip của máy chủ DNS chính (ưu tiên sử dụng trước). Ví dụ: 8.8.8.8
– Secondary DNS (DNS 2): là địa chỉ ip của máy chủ DNS phụ phòng hờ trường hợp máy chủ DNS chính bị lỗi không sử dụng được . Cái này chúng ta có thể điền máy chủ DNS phụ của cùng nhà cung cấp ví dụ như: 8.8.4.4 của Google hoặc sử dụng DNS phụ của nhà cung cấp khác như: 208.67.222.222 của Open DNS
Sau đây là hình ảnh về giao diện phần thiết lập DNS trong modem của một số hãng sản xuất modem đang phổ biến ở thị trường Việt Nam: