Lời nói là sở hữu của một cá nhân con người, việc sử dụng lời nói như thế nào cho hợp thì không phải là một điều đơn giản. Lời nói như con dao hai lưỡi, nó có thể đem lại lợi ích, hạnh phúc, niềm tin cho mình mà nó cũng có thể tạo nên sự thù oán, hờn giận, ganh ghét của người khác đối với mình. Hãy phát huy và gìn giữ giá trị của lời nói cũng như văn hóa và giá trị bản thân.
Một số lời khuyên cho nghệ thuật nói:
1. Nên nói những gì liên quan đến sở thích và sự hiểu biết của họ.
2. Phải tôn trọng ý kiến của họ.
3. Đừng tranh cãi để được lợi về mình.
4. Có nói lầm thì vui vẻ nhận lỗi liền.
5. Nên dùng những lời nhẹ nhàng, vui vẻ, ngọt ngào.
6. Đừng nên hỏi những câu mà họ phải trả lời ‘Yes or No’.
7. Hãy để họ nói cho hết chuyện, đừng xen vào, cố gắng lắng nghe mặc dù không hiểu.
8. Hãy tìm hiểu, quý mếm, thông cảm cho họ
9. Trước khi nói lời chỉ trích thì hãy thành thật khen họ
10. Giữ thể diện cho họ, quan trọng lúc nơi đông người.
11. Hãy khen thưởng, tán dương vì công lao, ưu điểm của họ đáng được nhận
12. Đừng ra vẻ ta đây(khiêm tốn), đừng nói chuyện sách vở
13. Một câu nhịn, chín câu lành
14. Phải tế nhị đừng đi quá sâu vào cuộc sống riêng tư của họ
15. Hãy chọn cách nói chuyện tự nhiên, đừng bẻ môi, trợn nhướng, uốn éo … hay biểu lộ nhiều cảm xúc trên gương mặt mình.
Nếu bạn muốn mua lòng người bằng lời nói, thì nên ít nói và suy nghĩ kỹ lời mình trước khi nói ra. Chúc thành công!
“Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”
“Hãy suy nghĩ trước khi nói. Hãy cân nhắc trước khi làm”.