Các thế hệ Windows mới lần lượt được hãng phần mềm Microsoft nâng cấp và cho ra mắt. Theo quan điểm của mình thì Windows càng ngày càng có những cải tiến tốt hơn về giao diện lẫn tính năng hỗ trợ.
Tuy nhiên trong quá trình “lột xác” và nâng cấp để cho ra đời các phiên bản Windows mới, Microsoft phải giải quyết các vấn đề về tính “tương thích” của các phần mềm củ, đây là trách nhiệm không phải của riêng Microsoft mà còn là trách nhiệm của các nhà sản xuất phần mềm.
Riêng đối với người sử dụng thì việc quyết định nâng cấp lên các phiên bản Windows mới sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh về chi phí bản quyền phần mềm, và đôi khi là nâng cấp cả hệ thống đang có,…
Với người dùng cá nhân như chúng ta thì chúng ta thường hay thích những gì mới nhất và là dịp để chúng ta tìm tòi khám phá những cái mới cái hay. Nhưng một khi chúng ta đã quyết định nâng cấp lên Windows mới thì chúng ta cũng không thể thoát khỏi vấn đề về tính “tương thích” khi chạy một số ứng dụng củ trên Windows mới, vì đó là vấn đề chung của người sử dụng “cái mới”.
Một số ví dụ về vấn đề tương thích ứng dụng củ trên Windows 7, Windows 8 như:
– Không cài được Driver cho một thiết bị phần cứng nào đó trên Windows 7, Windows 8 trong khi nhà sản xuất thiệt bị chưa cập nhật và trước đó bạn hoàn toàn cài đặt và dùng tốt các phần cứng đó trên Windows củ hơn như Windows XP chẳng hạn.
– Không chạy được một số phần mềm mà trước đó bạn chạy tốt trên Windows XP chẳng hạn như: MATLAB 7.1, không chạy được Acronis disk 10 trên Windows 8.
– Không cài đặt được một số chương trình trên Windows 7, Windows 8 vì không tương thích.
– Còn rất nhiều phần mềm, game, driver khác mà chắc có lẻ trong quá trình sử dụng Windows 7, Windows 8 bạn không thể chạy được, mình thì không nhớ hết để kể lại, nhưng mình cũng gặp một số phần mềm trong thực tế sử dụng rồi.
Hôm nay mình viết bài này với mong muốn chia sẽ với bạn đọc một số kinh nghiệm và một số lời khuyên để giải quyết vấn đề tương thích của phần mềm củ trên Windows 7, Windows 8 để các bạn tham khảo:
1. Sử dụng tính năng Troubleshoot Compatibility Windows 7, Windows 8 (Lưu ý: hướng dẫn trong bài này được thực hiện trên Windows 8, trong Windows 7 có thể khác đôi chút nhé) để Windows tự động kiểm tra tính tương thích của phần mềm và đưa ra thiết lập thích hợp để ứng dụng chạy được.
– Để chạy Troubleshoot Compatibility bạn click chuột phải vô shortcut (biểu tượng chạy chương trình) của ứng dụng bị lỗi không tương thích, hoặc không chạy được. Chọn dòng Troubleshoot Compatibility.
Lúc này Windows sẽ tự động kiểm tra tính tương thích và đưa ra thông báo như hình sau:
– Chọn dòng đầu tiên là: Try recommended settings để sử dụng thiết lập do Windows gợi ý. Bảng thông tin về thiết lập theo gợi ý của Windows xuất hiện như hình sau:
Có thể thấy từ thông tin trên hình, Windows gợi ý thiết lập cấu hình để chạy ứng dụng đã kiểm tra là chạy theo Windows XP SP3. Bạn có thể bấm nút: Test the program… để chạy thử ứng dụng theo thiết lập được gợi ý. Nếu ứng dụng chạy được tốt hoặc không chạy được bạn vẫn bấm nút Next để sang bước tiếp theo.
– Ở bước này nếu ứng dụng chạy được bạn chọn cái đầu tiên là: Yes, save these setting for this program để Windows lưu lại cấu hình cho ứng dụng chạy. Nếu ứng dụng không chạy được chọn dùng thứ 2 là: No, try again using different setting để Windows gợi ý lại theo các thiết lập khác dựa trên đáp án những câu hỏi gợi ý của Window đưa ra.
– Ngoài ra nếu muốn tự tay thiết lập chế độ tương thích cho phần mềm thì bạn Click chuột phải lên shortcut của phần mềm và chọn Properties sau đó chuyển qua Tab (thẻ) Compatibility và lần lượt chọn các tùy chọn để thử chạy chương trình. Bạn có thể chọn chế độ tương thích với nhiều phiên bản như: Windows 95, Windows 98/Me, Windows XP SP2/SP3, Windows Vista, Windows 7. Chọn chế độ màu: 8 bit hay 16 bit, chọn độ phân giải màn hình, chọn chạy với quyền của User Administrator.
2. Gợi ý thứ hai: Nếu bạn đã thử thực hiện nhiều lần theo gợi ý 1 nhưng vẫn không có kết quả khả quan thì bạn hãy cố gắng tìm và tải phiên bản phần mềm, driver mới nhất trên Google để cài đặt và sử dụng thay vì nổ lực để ép ứng dụng củ chạy trên Windows mới. Nếu bạn không thể tìm được phiên bản mới hơn bạn xem gợi ý thứ 3 như sau nhé.
3. Cài đặt phiên bản Windows củ mà ứng dụng bạn chạy tốt trên máy ảo sau đó chạy những chương trình hay cài driver lên máy ảo này.
Bạn có thể sử dụng phần mềm máy ảo miễn phí và tiện lợi đó là: Oracle VM VirtualBox. Hướng dẫn cài Oracle VM VirtualBox bạn có thể xem tại bài viết tại đây